Nhà tích trữ ít thì khổ, nước tích trữ ít thì yếu, nhà khổ nước yếu thì dân làm sao mà sống?
Thời đại hưng thịnh văn minh phát triển, thời loạn lạc vô văn hóa trỗi dậy.
May mà Nguyên đại quốc đã hưng thịnh mấy trăm năm, mặc dù bây giờ nhìn có phần giống với một cái túi rỗng nhưng cũng không có nhiều người ngoài dám chủ động tới trêu chọc. Nhưng họa không tới từ bên ngoài mà lại xuất phát từ bên trong, dù sao thì dân chúng cũng cần phải có ăn.
Thật ra rất nhiều người cũng chẳng suy nghĩ kỹ, cảm thấy làm xằng làm bậy là hung ác, vì tiền tài trở thành kẻ hung ác chỉ là hung ác nhỏ. Hung ác nhỏ hại người. Còn vì miếng ăn trở thành hung ác thì đó là hung ác lớn, hung ác lớn gây ra thời đại loạn lạc.
Trước khi huyện Vĩnh Thanh bị một đám giặc cỏ tấn công, huyện nha cũng bị đốt, kho trong huyện vốn chỉ có một số lương thực ít ỏi liền như bị một con thú khổng lồ lấy lưỡi liềm một cái, ngay cả tới cứt chuột cũng chẳng còn. Đám giặc cỏ cướp sạch, đừng nói là kho trống không mà ngay cả lớp đất nền cũng bị nạo đi một lượt.
Huyện Tĩnh Thanh thuộc U Châu. Trên danh nghĩa U Châu thuộc Ký Châu. Trong mười ba châu của thiên hạ, Ký Châu loạn nhát.
Bên trong kho, một đạo đồng nhỏ có đôi mắt đẹp lông mày xanh đang đi dạo quanh rồi thở dài:
- Còn sạch hơn cả mặt ta.
Nhớ ra mặt mình có lẽ cũng không sạch lắm, hắn lầu bầu nói thêm một câu:
- Còn sạch hơn cả mông của ta....sạch hơn mông của ta, cái thói đời gì thế này.
Trước khi huyện thành bị phá, nhà giàu trong thành nhận được tin đã bỏ chạy trước. Bọn họ còn có xe ngựa để đi, cho nên coi như bình an. Còn dân chúng bình thường trong thành thì muốn trốn cũng không thể trốn, đám giặc cỏ mang tới một trận tai họa chẳng khác nào thiên tai, không biết bao nhiêu nhà tan cửa nát, có người bị giết cũng có người trở thành giặc cỏ. Cho nên đám giặc cỏ giống như một quả cầu tuyết đang lăn, càng lúc càng to.
Đứa đạo đồng nhỏ bé tầm mười mấy tuổi xoa xoa bụng. Hắn bị đói hai ngày. Hai ngày trước gặp đội nhà giàu Ký châu nhấc cả nhà đi, bọn họ thấy thầy trò hai người liền thỉnh tới xem bói. Vị sư phụ lấy năm đồng tiền mở quẻ, tính ra tới đây gia đình này sẽ có một tương lai rộng mở, nhất là vị thiếu gia của cái nhà này sẽ được thăng chức rất nhanh. Chỉ cần đi về phía Tây Bắc sẽ gặp được quý nhân.
Gia chủ nhà giàu nghe thấy vậy thì vui vẻ, vì vậy mà cho không ít tiền. Thế nhưng mà có tiền không mua được đồ ăn thì đúng là khổ sở. Trên đường không hề gặp quán bán cơm, cũng may gia đình lớn kia còn cho mấy cái bánh.
Lại nói, thầy trò hai người không thiếu tiền, ít nhất là đạo đồng nhỏ nghĩ vậy. Sư phụ của hắn là đạo nhân có chút danh tiếng trong bảy huyện U Châu, ngay cả gặp giặc cỏ cũng không làm hại lão. Lão đạo nhân có đạo hiệu Trường Mi, hơn nữa đời người lang thang trong khu vực bảy huyện, cũng có thể nói là thích làm việc thiện xem như giúp vui cho người, cho nên thanh danh vang dội được mọi người tôn kính.
Có đôi khi đạo đồng nhỏ cảm thấy buồn cười, không ngờ vị sư phụ keo kiệt của mình lại được người ta tôn kính. Con người đúng là phức tạp, trong cái thời loạn lạc này tiền không bằng lương thực nhưng vị sư phụ của hắn lại coi tiền còn quan trọng hơn cả mạng.
Hắn bước ra khỏi kho, thấy sư phụ đang cố gắng kéo một cái xác ra khu vực bãi trống. Lão đã kéo được hơn mười thi thể. Khắp nơi ở trong thành đều là thi thể, chí ít cũng phải hơn một ngàn. Lão đạo nhân vốn đói không còn sức, sau khi kéo hơn mười cái thi thể thì không còn sức nữa.
Lão dựa vào tường nghỉ ngơi chốc lát, rồi nhìn xung quanh xem có thứ gì đó vừa tay hay không. Ở trong thành hoàn toàn không thấy có cái gì bằng sắt, đừng nói là xẻng hay liềm, cho dù là cái nồi bằng sắt cũng chẳng còn. Đám giặc cỏ mang hết toàn bộ đồ vật bằng sắt đi để chế tạo binh khí áo giáp.
Không làm sao được, lão đạo nhân nhặt một viên ngói rồi đào hố trên bãi đất trống. Đạo đồng liền chạy tới, cũng nhặt một mảnh ngói cùng đào. Hai người đã đói tới mức bụng dán chặt vào xương sườn nhưng vẫn cố gắng.
- Sư phụ, có nhiều lắm, chúng ta không chôn hết.
- Không cần chôn hết.
- Sư phụ, nếu không chôn hết, chẳng phải là không công bằng? Như vậy còn chẳng bằng không chôn.
- Ngốc, lấy sức lực mạnh nhất của mình làm chuyện nên làm như vậy không áy náy. Chúng ta có thể chôn mấy chục cái xác đã là cố hết sức rồi. Vì làm việc thiện mà bản thân mệt tới chết thì chẳng khác nào làm ác.
Một già một trẻ đào được một lúc lại nghỉ, cứ như vậy tới gần hai canh giờ mới đào xong cái hố. Hai người bọn họ ngồi bên cạnh cái hố mà thở, dường như chỉ cần nhắm mắt cũng có thể ngủ được. Lão đạo nhân nghỉ ngơi chốc lát, thấy đồ đệ nhắm mắt nghỉ ngơi, lão giơ tay lên, rút trong ngực ra một cái bánh bột ngô, bẻ làm hai, một nửa định đưa cho đồ đệ. Nửa còn lại, lão lại bẻ làm đôi, rồi cắn một miếng nhỏ, sau đó giả vờ như ăn hết, thậm chí quai hàm còn phồng lên. Lão lấy vai huých nhẹ tiểu đồng:
- Nầy.
Tiểu đạo đồng nhìn hơn nửa cái bánh mà hỏi:
- Sư phụ tìm đồ ăn ở đâu vậy?
- Hôm kia, nhà người đó cho chúng ta. Đối với ngươi mà nói bốn miếng bánh đủ một người ăn hai bữa. Cái bánh bằng bàn tay ngươi ăn một lúc là xong, nhưng thật ra ta còn có năm cái, nên giấu đi một cái.
Tiểu đạo đồng hừ một tiếng:
- Ngay cả ta cũng lừa.
Hắn nhận lấy bánh bột ngô, nhìn cái miếng nho nhỏ trong tay sư phụ rồi nói:
- Sự phụ, của người ít quá.
Lão đạo nhân cười nói:
- Ta ăn được một lúc rồi, mau ăn đi mới có sức khỏe.
Đạo nhân nhỏ thở dài:
- Lại lừa ta.
Hắn bỏ cái bánh bột ngô vào trong ngực rồi nói:
- Đi kiếm ít nước.
Một lát sau hắn trở lại, trong miệng ngậm chỉ còn lại một chút bánh bột ngô:
- Sư phụ, sư phụ, con thấy trên đường cái có người, hình như là mấy tên thư sinh. Bọn họ cõng bọc hành lý, đi rất vội, chắc sắp tới chỗ chúng ta.
Đạo nhân già ừ một tiếng:
- Ba năm một cuộc thi lớn, có lẽ đám học sinh này tới thành Đại Hưng.
Thành Đại Hưng là thủ đô, cách chỗ này mấy ngàn dặm, để đi tới đó có trời mới biết mất bao lâu, cũng còn phải xem may mắn thế nào. Nếu đen đủi mà gặp phải giặc cỏ thì muốn sống cũng khó, nhưng đám học sinh nhà nghèo này cũng không còn sự lựa chọn nào khác, chỉ đánh liều. Nếu thành công thì sau này được ăn bổng lộc của triều đình, nếu thật bại.... Ba năm sau lại liều tiếp, cho tới lúc tóc bạc trắng cũng được.
Đạo nhân già ăn hết chút bánh bột ngô, uống mấy ngụm nước to, trong bụng cảm thấy ấm hơn lấy lại chút sức lực liền bắt đầu kéo mấy cái xác cho xuống hố. Đúng lúc này, mấy thư sinh đi qua. Sắc mặt bọn họ đều trắng nhợt không có máu. Bọn họ đã thấy cảnh tượng thảm khốc ở trong thành, nên thật ra rất sợ.
- Đạo trưởng.
Một thư sinh cảm thấy hiếu kỳ, lên tiếng hỏi:
- Bên ngoài còn nhiều thi thể như thế, sao ngài không chôn?
Đạo nhân già quay đầu lại nhìn hắn một cái cũng không trả lời.
Một thư sinh khác liền hừ một tiếng, nói:
- Giả vờ giả vịt, cũng chỉ là người cầu chút hư danh. Chôn được mấy người, rồi đi khoe với người khác, còn bắt người ta phải mang ơn.
Hai người khác nghe nói vậy thì nét mặt tỏ ra phẫn uất, còn lẩm bẩm:
- Thế mà không sợ báo ứng.
Đạo đồng nhỏ nghe vậy thì tức giận, đình mắng vài câu nhưng cảm thấy tốn sức, nên chỉ cau mày, sau đó thở dài:
- Đáng tiếng.
Trường Mi đạo nhân cũng thở dài:
- Đáng tiếc.
Thư sinh mở miệng nói đầu tiên không nhịn được hỏi:
- Đáng tiếc cái gì?
Đạo nhân già không nói chuyện, đạo đồng nhỏ lắc đầu nói:
- Đáng tiếc, bốn người các ngươi đi thi, nhưng chỉ có một người....
Đạo đồng nhỏ nhìn đạo nhân gài:
- Sư phụ, con tu hành không đủ, liệu có nhìn nhầm không?
Đạo nhân già lắc đầu nói:
- Không nhầm, đúng là chỉ có một người.
Lần này thì cả bốn đều nóng nảy một người bước tới trước mặt đạo nhân già:
- Cái tên giặc này, nói linh tinh cái gì?
- Ta có hiệu Trường Mi, không ăn nói linh tinh.
Đạo nhân già nhìn mắt người đó mà nói chuyện. Người nọ nghe được hai chữ Trường Mi, ánh mắt lập tức sáng lên:
- Thỉ ra là Trường Mi chân nhân, vừa rồi có lỗi, chân nhân, ngài nói vậy là thế nào?
Đạo nhân già chỉ lắc đầu không nói.
Thư sinh kia cắn rắn, rút túi tiền ra, đếm mấy đồng rồi đưa:
- Đừng nói rồi để đó.
Đạo nhân già thấy tiền thí ánh mắ sáng lên, có điều mấy đồng tiền không mua nổi một cái bánh nướng, nhưng lão vẫn cầm mấy đồng tiền, suy nghĩ một chút rồi bỏ vào ngực mà nói:
- Nếu như ta không nhìn nhầm, bốn người có học thức tương đương, hơn nữa còn thường xuyên ngồi trao đổi với nhau. Nếu như chỉ có học thức tương đương thì suy nghĩ không khác nhau lắm, với bản lĩnh của các ngươi, muốn kiếm được công danh cũng không khó. Không biết vì sao các ngươi lại cùng một chỗ, khi làm bài đáp án đề tương đương, theo quy định của triều đình, như vậy không thể nào cùng tuyển bốn người, cho nên chỉ chọn một người ưu tú.
Bốn người kia nghe được câu đó thì sắc mặt liền trở nên cau có, có người vội vàng bước tới trước mặt đạo nhân già:
- Chân nhân, có phá giải được không?
Đạo nhân già nhìn nhìn đôi tay của mình, thư sính đó lập tức hiểu ra, cũng lấy mấy đồng đưa cho lão. Đạo nhân già thu tiền rồi nói:
- Đơn giản, chỉ cần chứng minh bốn người các ngươi không cùng một nơi là được.
Bốn người liền xúm lại, một người hỏi:
- Chân nhân, chúng ta đều có ghi chép quê quán, đó là giấy của học phủ U Châu, trên đó còn có ấn quan, làm sao chúng ta có thể chứng minh được bốn người không cùng một chỗ.
- Ài, đúng là khó.
Đạo nhân già trầm mặc một lát rồi thở dài, nói:
- Bốn người các ngươi đều là người tài trị uốc, nếu cùng làm quan thì đúng là tạo phúc cho dân chúng. Ta...dù sao già rồi cũng không sợ trời phạt, cho dù phải trả giá thế nào cũng giúp các ngươi.
Lão mở bọc hành lý, lấy ra cái gì đó.
- Ta có thể làm giả Lộ dẫn, bằng học cho các ngươi, đủ để đánh tráo. Chắc chắn ấn quan không thể phát hiện giả. Chuyện này chắc chắn bị trời phạt, nếu không vì muôn dân trăm họ, ta cũng không gánh lấy nguy hiểm đó. Ta khám phá hồng trần, hiểu rõ huyền ảo của cuộc đời nên không cầu trường thọ chỉ cầu tâm an. Mỗi cái chỉ cần năm lượng bạc.
Câu nói cuối cùng vừa ra khỏi miệng, đạo đồng cũng hơi loạng choạng.
Một người liền nói:
- Chúng ta...lấy dâu ra năm lượng bạc. Cho dù bỏ ra được thì cũng chẳng còn mấy, làm sao tới được thành Đại Hưng?
Đạo đồng nhỏ vội kéo ống tay áo của hắn:
- Ngươi trả giá, trả giá thử xem. Sư phụ ta là người lương thiện, có thể trả giá được.
Người nọ nghe vậy thì vui vẻ:
- Chân nhân, có thể bớt một chút được không?
Đạo nhân già cảm thấy khó xử:
- Nhưng đó là bị trời phạt.
Một người khác thử thăm dò:
- Chân nhân giúp chúng ta, ngài nói là tạo phúc cho muôn dân trăm họ, làm vậy sẽ được báo đáp, cho nên có thể chịu được trời phạt.
Gã nói câu này rất mạnh mẽ, người ở trong thời loạn lại càng tin thần phật.
Đạo nhân già nghe vậy thì ánh mắt sáng ngời:
- Ngươi nói như vậy cũng có lý, vậy thì bớt cho các ngươi một chút... Mỗi người một lượng bạc, như vậy coi như lấy vốn.
Bốn người lập tức vui vẻ, mỗi người lấy ra một lượng bạc đưa cho đạo nhân già. Đạo nhân già tỏ ra nghiêm chỉnh:
- Ta không dính vào mấy thức vàng bạc, số bạc này sẽ dùng để cứu thế tế dân, ngươi giao cho đồ đệ của ta.
Đạo đồng nhỏ thu bạc, đạo nhân gài lập tức bắt đầu làm giả Lộ dẫn, bằng học với tốc độ nhanh tới mức người ta không thể tin được. Lão dùng chính giấy niem phong của bốn người, thay đổi nội dung, sau đó lại lấy con dấu, đóng lên trên mỗi phần bằng học. Bốn người nhận lấy, quan sát kỹ thì đúng là rất khó phân biệt thật hay giả.
Đại nhân già lại nói vài câu không được để lộ, bốn người cảm tạ rối rít rồi rời đi.
Đạo đồng nhỏ cảm thấy hiếu kỳ:
- Su phụ, sao người lại biết bốn người đó có học thức tương đương nhau, hơn nữa suy nghĩ cũng khá giống nhau?
- Đó là thói đời.
Đạo nhân già thò tay cầm bốn lượng bạc ước lượng rồi bỏ vào trong ngực áo, tiếp tục chôn xác. Lão vừa chôn vừa nói:
- Văn nhân đơn giản, bọn họ thấy ghét ai sẽ không tới, ghét bọn họ, bọn họ lại nịnh bợ. Cho nên bốn người này chắc chắn là ngưu tầm ngưu mã tầm mã, nếu không thể thổi phồng giúp nhau thì sao lại đi cung. Con người là như vậy, người bị xem thường sẽ không được dung nhập vào trong cùng một tầng lớp....!
Đạo nhân nhỏ laijhoir:
- Sư phụ, bọn họ có thể làm quan không?
- Quan cái rắm.
Đạo nhân già hứ một tiếng:
- Ngu như vậy, lại không có tiền, làm quan ở đâu?
Đạo nhân nhỏ cười hì hì rồi nói:
- Vậy lừa ít quá, có lẽ phải lấy mỗi tên hai lượng bạc.
Đạo nhân già lắc đầu:
- Họ cũng không có bao nhiêu tiền, lấy mỗi người một lượng đó là vì bọn họ có mưu tính, nhưng lấy nhiều hơn thì lại thành chúng ta có mưu tính.
Lão nhìn đạo nhân nhỏ:
- Lý Đâu Đâu nhi, ngươi nhỡ kỹ, mọi thứ đều có giới hạn.